Có gì mới tại Đại hội Tim mạch Toàn quốc lần thứ 14?

Đại hội và Hội nghị Khoa học Tim mạch toàn quốc lần thứ 14 (VNCC14) sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 10 năm 2014 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, thành phố Đà Nẵng. Cứ đến hẹn lại nên, đại hội tim mạch được tổ chức 2 năm một lần để cập nhật những vấn đề mới nhất trong các chuyên ngành sâu của tim mạch. Cũng giống như mọi năm, hội nghị khoa học sẽ diễn ra chính thức trong 2 ngày rưỡi (từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 10) và có một ngày hội thảo tiền hội nghị trong ngày 11 tháng 10.

Trong 2 năm kể từ Đại hội Tim mạch lần thứ 13 tại thành phố Hạ Long, chúng ta đã chứng kiến nhiều sự phát triển vượt bậc trong các chuyên ngành sâu của tim mạch: từ thăm dò hình ảnh và chức năng trong tim mạch, điện sinh lý tim và rối loạn nhịp tim, tim mạch can thiệp, phẫu thuật tim và mạch máu, tim mạch nhi và bệnh lý cấu trúc tim, tim mạch dự phòng... Khoảng cách giữa những nghiên cứu cơ bản đến những ứng dụng thực tiễn trong thực hành lâm sàng tim mạch ngày càng thu hẹp; mối liên quan giữa các chuyên ngành hoặc chuyên khoa sâu ngày càng rõ nét; cái nhìn của người bác sỹ tim mạch không chỉ còn dừng lại ở việc chẩn đoán điều trị từng người bệnh mà đã mở rộng đến việc dự phòng cho cả cộng đồng; gánh nặng bệnh tật liên quan đến tim mạch đòi hỏi có những sự phát triển mới về lượng về chất đối với đội ngũ cán bộ y tế, với mạng lưới chăm sóc sức khoẻ tim mạch và cả với những chính sách đào tạo hay chăm sóc y tế... Những phiên báo cáo toàn thể, các phiên chuyên đề, dẫn dắt bới chủ đề chính “Tim mạch trong thời đại mới: từ phòng thí nghiệm ra cộng đồng”, được tổ chức song hành để đem lại những cách tiếp cận toàn diện, dựa trên thực tiễn và bằng chứng, với mong muốn thu hẹp khoảng cách để có thể nhanh chóng đưa những chứng cứ từ phòng thí nghiệm ra thành những phác đồ điều trị mới trong thực hành cũng như những chính sách phù hợp về chăm sóc y tế hay những biện pháp tiếp cận đầy đủ với cộng đồng.

Ngoại trừ một vài phiên tiền hội nghị của các Phân hội chuyên ngành, các chủ đề báo cáo được lồng ghép thành từng phiên theo những nhu cầu thực tiễn của tim mạch, trong đó các chuyên ngành sâu (như nội tim mạch, chẩn đoán hình ảnh, tim mạch can thiệp, phẫu thuật tim mạch, rối loạn nhịp, tim mạch nhi...) đều cùng tham gia trình bày, tranh luận và chia sẻ các kinh nghiệm lâm sàng cũng như các kỹ thuật mới để tiếp cận toàn diện và giải quyết tối đa những vấn đề bệnh học tim mạch đặt ra.

Tuỳ theo nhu cầu thực tiễn, một chủ đề sẽ được giới thiệu tổng quan trong các phiên toàn thể, trình bày các nghiên cứu trong phiên báo cáo (miệng và poster), phân tích các khía cạnh trong các chuyên đề hoặc diễn đàn, giảng dạy trong các phiên đào tạo và hướng dẫn ứng dụng trong các phiên thảo luận lâm sàng, hỏi-đáp, gặp gỡ chuyên gia, góc trao đổi cũng như thực hành trên các mô hình đối với một số kỹ thuật chuyên sâu...

Stt

Nội dung

Ghi chú

1

PS1

Tiền hội nghị “Tăng Huyết áp: từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng” của Phân hội Tăng Huyết áp

 

2

PS2

Tiền hội nghị “Quản lý huyết áp tại cộng đồng: thuận lợi và thách thức” của Chương trình Phòng Chống Tăng huyết áp Quốc gia

 

3

PS3

Tiền hội nghị “Siêu âm tim: hiện tại và tương lai” của Phân hội Siêu âm tim

 

4

PS4

Tiền hội nghị “Nhồi máu cơ tim cấp: từ nghiên cứu đến cộng đồng” của Phân hội Tim mạch can thiệp (Có dịch song song Anh – Việt)

 

5

PS5

Tiền hội nghị “ Tiếp cận toàn diện với rối loạn nhịp” của Phân hội Nhịp tim

 

6

PS6

Tiền hội nghị “Chăm sóc sức khoẻ tim mạch cộng đồng: gánh nặng và giải pháp”

 

7

PS7

Tiền hội nghị “Xu hướng ít xâm lấn và tiếp cận toàn diện trong phẫu thuật tim mạch”

 

8

PS8

Tiền hội nghị “Nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tim mạch” dành cho điều dưỡng

 

9

PS9

Tiền hội nghị “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tim mạch”

 

10

P01

Phiên toàn thể về lễ khai mạc của Đại hội Tim mạch Toàn quốc lần thứ 14 (Có dịch song song Anh – Việt)

Có dịch song song Anh – Việt

11

P02

Phiên toàn thể “Tranh biện về vai trò của các xu hướng mới trong xử trí các bệnh tim mạch” (Có dịch song song Anh – Việt)

Có dịch song song Anh – Việt

12

P03

Phiên toàn thể “Sáng kiến trong tim mạch học: từ phòng thí nghiệm đến cộng đồng”

Có dịch song song Anh – Việt

13

P04

Phiên toàn thể “Cập nhật về hội chứng vành cấp” do Chien Foundation tổ chức

Có dịch song song

14

P05

Phiên toàn thể “Chiến lược điều trị bệnh van hai lá hoặc van động mạch chủ” do AsiaPCR và VNHA tổ chức

Có dịch song song Anh – Việt

15

P06

Phiên toàn thể tổng kểt và bế mạc Đại hội Tim mạch Toàn quốc lần thứ 14

Có dịch song song Anh – Việt

Trong khi các phiên chuyên đề mổ xẻ các khía cạnh quan trọng của những chủ đề bệnh học tim mạch chính, các phiên diễn đàn lại tập trung trả lời các câu hỏi hóc búa thường gặp trong lâm sàng như tăng huyết áp khó trị, thách thức trong các kỹ thuật tim mạch can thiệp, biến chứng liên quan đến thuốc chống đông, tăng áp lực động mạch phổi...

Stt

Nội dung

1

S01

Chuyên đề “Suy tim mạn tính”

2

S02

Chuyên đề “Di truyền trong tim mạch học”

3

S03

Chuyên đề “Bệnh lý động mạch ngoại vi”

4

S04

Chuyên đề “Suy tim sau nhồi máu cơ tim”

5

S05

Chuyên đề “Bệnh lý động mạch chủ”

6

S06

Chuyên đề “Suy tim mất bù cấp và bệnh cơ tim”

7

S07

Chuyên đề “Tối ưu điều trị bệnh mạch vành ổn định mạn tính”

8

S08

Chuyên đề “Chẩn đoán và xử trí đa ngành với ngất”

9

S09

Chuyên đề “Bệnh tim mạch ở trẻ em”

10

S10

Chuyên đề “Đột quỵ cấp và dự phòng đột quỵ”

11

S11

Chuyên đề “Thông liên thất và tăng áp lực động mạch phổi”

12

S12

Chuyên đề “Bệnh tim mạch ở phụ nữ (và khi có thai)”

13

S13

Chuyên đề “Rối loạn lipid máu”

14

S14

Chuyen đề “Tim mạch can thiệp (truyền hình trực tiếp)

15

S15

Chuyên đề “Bệnh lý tĩnh mạch”

16

S16

Chuyên đề “Thăm dò hình ảnh của mảng xơ vữa”

17

S17

Chuyên đề “Tối ưu điều trị tăng huyết áp”

18

S18

Chuyên đề “Bệnh tim mạch ở người cao tuổi”

19

S19

Chuyên đề “Giảm tối đa nguy cơ tim mạch ở người bệnh đái tháo đường”

20

S20

Chuyên đề “Tim mạch dự phòng”

21

S21

(Chuyên đề)

Stt

Nội dung

1

F01

Diễn đàn “Thách thức trong can thiệp cấu trúc tim”

2

F02

Diễn đàn “Thách thức trong can thiệp động mạch ngoại vi”

3

F03

Diễn đàn “Can  thiệp động mạch vành vôi hoá, xoắn vặn”

4

F04

Diễn đàn “Nhận biết và xử trí tụt huyết áp/sốc” dành cho điều dưỡng can thiệp tim mạch

5

F05

Diễn đàn “Điều trị hybrid lóc tách động mạch chủ ngực”

6

F06

Diễn đàn “Chiến lược can thiệp tổn thương động mạch vành chỗ chia nhánh”

7

F07

Diễn đàn “Kháng tiểu cầu sau hội chứng vành cấp”

8

F08

Diễn đàn “Chiến lược điều trị hẹp động mạch cảnh”

9

F09

(Diễn đàn)

10

F10

Diễn đàn “Phục hồi chứ năng cho người có bệnh tim mạch”

11

F11

Diễn đàn “Tối ưu thuốc hay can thiệp cho tăng huyết áp khó trị”

12

F12

Diễn đàn “Thăm dò hình ảnh hay chức năng ở người có bệnh mạch vành”

13

F13

Diễn đàn “Đột phá vè công nghệ máy tạo nhịp tim năm 2014”

14

F14

Diễn đàn “ECMO và thiết bị hỗ trợ thất trái”

15

F15

Diễn đàn “Vấn đề nổi bật trong tim mạch 2013-2014” do Tạp chí Tim mạch học Việt Nam tổ chức

16

F16

Diễn đàn “Xử trí biến chứng của thuốc chống đông ở người có van tim cơ học”

17

F17

Diễn đàn “Làm gì khi trẻ có tiếng thổi”

18

F18

Diễn đàn “Toàn cảnh ghép tim tại Việt Nam”

19

F19

Diễn đàn “Huyết khối tĩnh mạch và bệnh ung thư”

20

F20

Diễn đàn “Xử trí tăng áp lực động mạch phổi”

Các phiên đào tạo liên tục sẽ được cấp chứng chỉ, có giá trị chuyển đổi tương ứng giúp các đại biểu có thể đảm bảo một phần thời lượng đào tạo liên tục mà Bộ Y tế quy định. Các phiên này sẽ được quản lý bằng mã vạch đối với người tham dự để đảm bảo đủ số giờ tham dự quy định đối với người tham dự cũng như đảm bảo đủ chỗ ngồi cho các đại biểu đã đăng ký trước.

Trong khuôn khổ đại hội, bên cạnh những giờ đào tạo lý thuyết, các đại biểu có thể đăng ký tham dự thực hành trực tiếp trên các mô hình mô phỏng tim mạch can thiệp qua đường mạch quay, can thiệp động mạch vành, can thiệp động mạch chủ trong khu đào tạo.

Stt

Nội dung

1

CE1

Đào tạo liên tục về “Điện tâm đồ cơ bản”

2

CE2

Đào tạo liên tục về “Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp”

3

CE3

Đào tạo liên tục về “Cập nhật cho điều dưỡng tim mạch can thiệp”

4

CE4

Đào tạo liên tục về “Cấp cứu tim mạch”

5

CE5

Đào tạo liên tục về “Tim mạch can thiệp” – khoá học đặc biệt do Hội Tim mạch Can thiệp Hoa kỳ tổ chức, có dịch song song

6

CE6

Đào tạo liên tục về “Phương pháp nghiên cứu và y học dựa trên bằng chứng”

7

CE7

Đào tạo liên tục về “Cập nhật các bệnh lý tim mạch thường gặp trong thực hành”

8

CE8

Đào tạo liên tục về “Điều trị và dự phòng huyết khối trong các bệnh tim mạch”

9

CE9

Đào tạo liên tục về “Thực hành siêu âm Doppler mạch máu từ cơ bản đến nâng cao”

10

W0x

Thực hành trên mô hình can thiệp động mạch vành, động mạch quay, động mạch chủ

11

M01

Đối thoại với chuyên gia về “Tăng huyết áp và nguy cơ tim mạch”

12

M02

Đối thoại với chuyên gia về “Ngoại tâm thu thất”

13

M03

Đối thoại với chuyên gia về “Phân tích chi phí-hiệu quả trong lâm sàng”

14

M04

Đối thoại với chuyên gia về “Khi khó lượng giá bằng siêu âm tim”

15

Q01

Hỏi đáp về “Kỹ thuật chọc dịch màng tim tại giường”

16

Q02

Hỏi đáp về “Để sốc điện thành công”

17

Q03

Hỏi đáp về “Phân biệt nhịp nhanh thất và trên thất”

18

Q04

Hỏi đáp về “Kỹ thuật tạo nhịp tạm thời (tĩnh mạch dưới đòn)”

19

Q05

Hỏi đáp về “Ghi điện tâm đồ qua chuyển đạo thực quản”

20

Q06

Hỏi đáp về “4 chỉ điểm sinh học nên làm cấp cho người bệnh tim mạch”

21

Q07

Hỏi đáp về “Xử trí xuất huyết tiêu hoá khi đang dùng chống tiểu cầu

Stt

Nội dung

1

E01

Tình huống về “Để không bỏ sót tắc động mạch phổi”

2

E02

Tình huống về “Ngất và bệnh cơ tim phì đại”

3

E03

Tình huống về “Để không bỏ sót lóc tách động mạch chủ”

4

E04

Tình huống về “Bắt đầu điều trị tăng huyết áp”

5

E05

Tình huống về ‘Lựa chọn thuốc điều trị tăng huyết áp”

6

E06

Tình huống về “Kiểm soát đường máu ở người có hội chứng vành cấp”

7

E07

Tình huống về “Tối ưu điều trị bệnh mạch vành ở người đái tháo đường”

8

E08

Tình huống về “Để giảm tối đa nguy cơ tim mạch ở người có đột quỵ não”

9

E09

Tình huống về “Điều trị chống đông trong và sau đột quỵ não”

10

E10

Tình huống về “Tối ưu điều trị rối loạn lipid máu”

11

E11

Tình huống về “Tối ưu điều trị suy tim mạn”

12

E12

Tình huống về “Tối ưu điều trị suy tim ở người có bệnh van tim”

13

E13

Tình huống về “Suy tim cấp ở người có bệnh mạch vành”

14

E14

Tình huống về “Cơn tim nhanh thất”

15

E15

Tình huống về “Còn ống động mạch ở trẻ nhỏ”

16

I01

Góc trao đổi về tim mạch chung

17

I02-03

Góc trao đổi về tăng huyết áp và yếu tố nguy cơ tim mạch

18

I04-05

Góc trao đổi về suy tim

19

I06-07

Góc trao đổi về bệnh mạch vành

20

I08-09

Góc trao đổi về siêu âm tim và mạch máu

21

I10-11

Góc trao đổi về rối loạn nhịp

22

I12-13

Góc trao đổi về bệnh van tim

23

I14-15

Góc trao đổi về tim bẩm sinh

24

I16-17

Góc trao đổi về tim mạch can thiệp

Stt

Nội dung

1

A01

Báo cáo nghiên cứu về tim mạch chung và điều dưỡng tim mạch

2

A02

Báo cáo nghiên cứu về tim mạch nhi và phẫu thuật tim mạch

3

A03

Báo cáo nghiên cứu về rối loạn nhịp

4

A04

Báo cáo nghiên cứu về tim mạch dự phòng và cộng đồng

5

A05

Báo cáo nghiên cứu về thăm dò hình ảnh và chức năng tim mạch

6

A06

Báo cáo nghiên cứu về tim mạch chung và nghiên cứu cơ bản trong tim mạch

7

A07-08

Báo cáo nghiên cứu về tim mạch can thiệp

8

A09

Báo cáo nghiên cứu về tim mạch chung

9

YIA1-2

Thi giải thưởng “Các nhà nghiên cứu trẻ” bằng tiếng Anh

10

PA1-2-3

Báo cáo poster nghiên cứu trong tim mạch

Điểm nổi bật của Đại hội Tim mạch (ĐHTM) lần này là mức độ tương tác của đại biểu tham dự hội nghị với chương trình khoa học. Hình thức của các phiên được cấu trúc lại để giúp các đại biểu tham dự có thể lựa chọn các phiên phù hợp: tổng quan trong các phiên toàn thể, phân tích chung trong các chuyên đề, phân tích sâu trong các diễn đàn/gặp các chuyên gia, phân tích ứng dụng trong các ca tình huống/hỏi đáp... Trong các phiên tình huống hoặc hỏi đáp, các đại biểu tham dự được nghe tham luận về các cách tiếp cận khác nhau của các chuyên gia từ đó có thể lựa chọn cho mình một cách xử trí hợp lý nhất trên cơ sở một ca lâm sàng có thật. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng có thể đem các ca lâm sàng của riêng mình đến các góc trao đổi và ở đó các chuyên gia sẽ cùng gỡ rối và trả lời các câu hỏi đặt ra. 

Ở mỗi phiên, các đại biểu tham dự có thể truy cập vào địa chỉ web của từng phiên để đặt câu hỏi cho từng báo cáo viên hoặc chủ toạ đoàn, các câu hỏi có thể được đặt trước khi phiên báo cáo diễn ra, khi đó các báo cáo viên có thể cân nhắc hiệu chỉnh bài nói hoặc trả lời ngay vào những câu hỏi của người tham dự. Đa số các phiên báo cáo đều được ghi hình tiếng và lưu vào đĩa để các đại biểu có thể đặt mua sau với giá ưu đãi sau khi hội nghị kết thúc.

Để các đại biểu tham dự có được một cái nhìn sâu chuỗi các sự kiện diễn ra, ban tổ chức sẽ lưu hành một bản tin hàng ngày khi diễn ra hội nghị, cập nhật các thông tin cần thiết, giúp ích cho các đại biểu có thể theo dõi được các sự kiện liên quan đến nhau. Trên tờ bản tin này, công nghệ QR code sẽ được áp dụng để giúp bạn đọc nhanh chóng đến được địa chỉ web của các phiên báo cáo và tham dự sớm vào việc đặt câu hỏi.

Ngoài sự tham gia đông đảo của các báo cáo viên trong nước và quốc tế và sự phong phú của các phiên hội thảo khoa học, Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 14 còn ghi nhận sự xuất hiện của hàng loạt các sự kiện bên lề như:

  • Các hoạt động của Quỹ Vì Sức khoẻ Trái tim Việt như khám và chữa bệnh từ thiện trước khi đại hội diễn ra; hoạt động đi bộ để gây quỹ vào sáng sớm ngày 11 tháng 10 trước khi diễn ra các phiên tiền hội nghị.
  • Các chương trình Trò chuyện với Trái tim, diễn ra trong khuôn khổ hội nghị, phỏng vấn các báo cáo viên trong và ngoài nước, phỏng vấn người bệnh và thân nhân về việc ứng dụng các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch.
  • Chương trình khai mạc và Gala Dinner hứa hẹn tính độc đáo và nhiều màu sắc.

Các bạn có thể tham khảo chương trình vắn tắt của hội nghị phiên bản giữa như sơ đồ và các phiên báo cáo được tổng kết qua các bảng ở trên. Các thông tin này cũng được đăng tải rộng rãi trên trang web chính thức của Đại hội Tim mạch: http://congress.vnha.org.vn

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Ms. Lương Phương Thảo
Ban thư ký của Hội Tim mạch Việt Nam
Điện thoại 
Email: congress@vnha.org.vn

Hoặc 
TS.BS. Nguyễn Ngọc Quang
Ban thư ký của Hội Tim mạch Việt Nam
Điện thoại: 0913530888/0987555666
Email: quangtm@gmail.com