Vài suy nghĩ về sự xây dựng một nền khoa học tim mạch và sự hình thành của Viện Tim mạch Việt Nam
CỐ GS.TS.TTND TRẦN ĐỖ TRINH - Nguyên Viện trưởng đầu tiên của Viện Tim mạch Việt Nam
Chúng ta cùng nhau nhớ lại, lúc trước đây 28 năm, ngày thành lập Viện Tim mạch trong khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai, ngày mà một sự kiện “từ Không đến Có” diễn ra, một sự kiện mà ngày nay ta có thể nghĩ là đương nhiên phải có! Nhưng nên nhớ rằng, để có được ngày thành lập Viện đó, đã phải có 30 năm phấn đấu!
GS.Trinh và ban lãnh đạo Viện Tim mạch xuân 2006
Lúc đó là năm 1959,khi Giáo sư Đặng Văn Chung, với sự gợi ý của Giáo sư Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch,đã thành lập đơn vị chuyên đề tim mạch đầu tiên ở nước ta, với tên gọi là: “Tổt im mạch”, bao gồm BS. Đỗ Đình Địch, BS. Bùi Thế Kỳ, BS. Trần Đỗ Trinh, với GS.Đặng Văn Chung làm tổ trưởng. Sau này lần lượt có thêm BS. Phạm Khuê, BS. PhạmGia Khải.
Khi đó, Bệnh viện BạchMai chỉ có một “Khoa Nội chung”, bao gồm 8 phòng từ C1 đến C8, đều nhận bệnh nhân nội khoa như nhau không phân biệt chuyên khoa. Tổ tim mạch đã đề nghị tập trung các bệnh nhân tim mạch vào phòng C1, coi như 1 “Bệnh phòng chuyên khoa tim mạch” đầu tiên, và thành lập một “Phòng khám chuyên khoa tim ngoại trú” do bác sĩ Trần Đỗ Trinh trực tiếp làm trưởng phòng.
Hồi đó, có một sự kiện quan trọng, là GS. Tôn Thất Tùng, Giám đốc Bệnh viện Ngoại khoa Việt Đức đi trao đổi ở nước ngoài, nắm được kỹ thuật mổ tim, cần có bệnh nhân mổ, nên cần sự cộng tác chẩn đoán của Bệnh viện Bạch Mai. Thế là một bệnh nhân hẹp van hai lá ở Bạch Mai, do GS. Đặng Văn Chung chọn lựa, và phân công cho BS. Trần Đỗ Trinh báo cáo bệnh án, tại một cuộc hổi chẩn ở Việt Đức, do GS. Tôn Thất Tùng chủ trì. Đến dự có đông đủ các bác sĩ nội ngoại khoa, lại bao gồm cả nhiều Giáo sư, chuyên gia Liên Xô, Đức, Bungari, v.v.. . Hội chẩn, sau khi nghe trình bày bệnh án và tranh luận sôi nổi chung bằng tiếng Pháp, đã đi đến kết luận là ca đó “có chỉ định phẫu thuật”, và sau đó GS. Tôn Thất Tùng đã mổ thành công. Đó là ca mổ tim đầu tiên ở Việt Nam năm 1958, được dư luận và báo chí ca ngợi rộng rãi, vì nó được thực hiện trước nhiều nước khác trên thế giới, sau ca mổ tim đầu tiên trên thế giới năm 1948 của GS. Bailey (Mỹ) chỉ 10 năm, và lúc nước ta còn ở thời kỳ rất nghèo nàn khó khăn.
Được khích lệ bởi những thành công ban đầu, tổ nghiên cứu tim mạch tiến lên thực hiện hàng loạt kỹ thuật mới, những kỹ thuật mà ngày nay ta thấy là thông thường, mà không biết đến những bước đầu khai phá khó khăn, ví dụ:
- Kỹ thuật thông tim: Được Bác sỹ Bùi Thế Kỳ và tổ tim mạch thực hiện đầu tiên năm 1959. Lúc đó, nhiều người đặt câu hỏi: Đưa một ống thông đụng chạm tận trong các ngóc ngách buồng tim như thế, có sợ ngừng tim hay không? Và nếu xảy ra ngừng tim chết người thì có phải là đem bệnh nhân ra làm vật thí nghiệm hay không? Tuy nhiên, mọi sự vẫn diễn ra an toàn. Và năm 1973, BS. Đinh Văn Tài được trang bị máy móc tốt hơn còn phát triển thêm thông tim ống nhỏ.
Một ca thông tim ống lớn năm 1980
- Kiến thức Điện tâm đồ (ĐTĐ): Hồi đó còn rất sơ khai, đã được bác sĩ Trần Đỗ Trinh nghiên cứu trên các bản ĐTĐ ghi được từ những chiếc máy đầu tiên và thực hiện các công trình nghiên cứu, như:“ĐTĐ bình thường ở người Việt nam”, “Giá trị chẩn đoán các ĐTĐ bệnh lý”, phân tích cácbiến thiên rất phức tạp của dòng điện tim, rồi từ đó biên soạn cuốn sách “Chẩn đoán Điện tâm đồ”, ra đời đầu tiên năm 1963, góp phần làm ĐTĐ trở thành một thăm dò thường quy đặc biệt quan trọng trong lâm sàng.
- Kỹ thuật sốc điện: Đưa một dòng điện cao7000V vào lồng ngực bệnh nhân, để điều trị bệnh loạn nhịp tim, lúc đầu cũng không phải được tất cả mọi người đồng tình, vì sợ nguy hiểm. Nhưng năm 1973,báo cáo tổng kết 30 ca “Điều trị rung nhĩ bằng sốc điện đồng bộ” đầu tiên Việt Nam của nhóm BS. Trần Đỗ Trinh, Vũ Văn Đính và Hàn Thành Long, sau này thêm BS.Nguyễn Ngọc Tước, đã thành công và được giải thưởng lớn của Tổng công đoàn doGS. Trần Đại Nghĩa trao tặng.
Cố GS. Trần Đỗ Trinh hướng dẫn sốc điện chuyểnnhịp
- Kỹ thuật cấy máy tạo nhịp tim: Cấy máy tạo nhịp vào cơ thể lúc đó cũng khá mới lạ. Nhưng những ca cấy máy đầu tiên được nhóm bác sĩ Vũ Văn Đính, Trần Đỗ Trinh, Đăng Hanh Đệ thực hiện năm1973 đã đưa việc điều trị loạn nhịp cao vọt lên một giai đoạn mới. Sau này cóthêm BS.Tạ Tiến Phước cấy loại máy hiện đại AICD, và BS. Phạm Quốc Khánh, BS.Trần Văn Đồng chuyên về đốt điện các vị trí của đường dẫn truyền tim.
- Kỹ thuật siêu âm tim: được BS. PhạmGia Khải, và sau đó BS. Nguyễn Lân Việt, BS. Nguyễn Tuyết Minh, BS. Đỗ DoãnLợi, nghiên cứu đầu tiên năm 1975, với các máy viện trợ của Friendship Bridge,Mỹ, đã phát triển rất mạnh. Và ngày nay, nó đã trở thành một thăm dò không chảymáu quan trọng, và quyết định chẩn đoán nhiều ca bệnh tim mạch.
Các tiến bộ khoa học tim mạch đã thực hiệnđược dư luận rộng rãi và Bộ Y tế đánh giá cao. Để tạo điều kiện phát triểnthêm, năm 1972, Bộ Y tế và Bệnh viện Bạch Mai đã ra quyết định nâng cấp Bệnhphòng Tim mạch, thành lập khoa Tim mạch đầu ngành tách ra khỏi khoa Nội.
Ngay sau khi thànhlập, khoa Tim mạch đầu ngành lập tức thúc đẩy nghiên cứu lâm sàng, đặc biệtviệc điều trị bằng các thuốc chống loạn nhịp mới nguy hiểm và khó sử dụng.Chúng tôi triển khai một công trình Điều tra Huyết áp lớn tiến hành trên 48.000người ở nhiều tỉnh Bắc, Trung, Nam, và một loạt hoạt động chỉ đạo ngành cho cácBệnh viện tỉnh, tổ chức thường kỳ các khóa đào tạo chuyên khoa tim mạch, theoủy thác của Bộ Y tế, nghiên cứu thành lập các khoa tim mạch mới ở một số Bệnhviện tỉnh, và tổ chức ra Hội tim mạch với các Đại hội khoa học tim mạch lớn ởcác tỉnh Bắc, Trung, Nam, góp phần gây phong trào sôi nổi, nghiên cứu bệnh họctim mạch trong cả nước.
Trong thời gian đó,BS. Trần Đỗ Trinh đã viết và xuất bản nhiều sách chuyên đề, như “Điện tâm đồtrong lâm sàng”, “Huyết động học trong lâm sàng”, “Sốc điện”, “Tạo nhịp tim”.Cộng tác với BS. Vũ Đình Hải viết cuốn”Các rối loạn nhịp tim”. Còn cuốn “Hướngdẫn đọc điện tim” thì được tái bản tới 11 lần. Chúng tôi cũng dịch cuốn “Siêuâm tim” của GS. Feigenbaum và 14 cuốn sách tim mạch của Tổ chức Y tế thế giới.Mặc dầu hồi đó là một thời kỳ vô cùng gian khổ, vì Khoa tim mạch bị bom Mỹ B52phá tan, phải tạm chuyển sang nhà Lây 1, Lây 2.
Nhận biết được tínhcách phát triển của Khoa tim mạch có tầm cỡ một viện chuyên ngành, năm 1979, Bộtrưởng Bộ Y tế Vũ Văn Cẩn đã giao cho BS. Trần Đỗ Trinh viết một “Đề án thànhlập Viện Tim mạch Việt Nam”. Đề án đã viết dài 56 trang, đề cập tình hình phát triển tim mạch học trong nước và thế giới, và đề xuất một chương trình mới hoạt động khoa học tim mạch sâu rộng. Bộ trưởng đã đọc và phê vào là “Đề án tốt, hợplí và khả thi”, và đã phát biểu điều đó trong một buổi họp của Bộ Y tế.
Nhưng lúc đó còn mộtloạt khó khăn: tình trạng nghèo nàn lạc hậu, thiếu thốn đủ thứ, máy móc, hóachất, thuốc men, chế độ quan liêu bao cấp, cơ chế xin- cho, những rào cản nặngnề. Lại thêm sự kiện Bộ trưởng Vũ Văn Cẩn từ trần năm 1982, nên phải một thờigian đến ngày 11/11/1989 mới có quyết định của Bộ Y tế thành lập Viện Tim mạchViệt Nam.
Sau đó là thời kỳ Đổi mới kinh tế, giao lưu quốc tế mở rộng, các kỹ thuật mới phát triển mạnh, nổibật là tim mạch can thiệp. Thật là vui với một Viện tim mạch hùng hậu như hiện nay, với nhiều tài năng mới, và nhiều máy móc hiện đại.
Một buổi làm tim mạch can thiệp
Sau bao nhiêu năm phấnđấu bền bỉ cho khoa học tim mạch, vượt qua bao khó khăn, đạt được những thànhcông rực rỡ, xây dựng được một uy tín đáng kể, chúng ta hãy hứa với nhau gìngiữ, phát huy uy tín đó mãi mãi bằng cách tiến lên không ngừng.
CỐ GS. TS. TTND. TRẦN ĐỖ TRINH ( Năm sinh 1930, Năm mất: 2015)
Nguyên Viện trưởng đầu tiên Viện Tim mạch Việt Nam