Nghiên cứu biến chứng phì đại thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp

TÓM TẮT

Mục đích: Khảo sát đặc điểm các chỉ số huyết áp lưu động, các tiêu chuẩn điện tâm đồ và siêu âm tim đánh giá khối cơ thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp. Tìm hiểu mối tương quan giữa mức huyết áp, thời gian phát hiện tăng huyết áp với phì đại thất trái và giá trị của các chỉ số điện tâm đồ trong chẩn đoán phì đại thất trái so với siêu âm tim.

Đối tượng nghiên cứu:     Là 120 bệnh nhân THA nguyên phát theo tiêu chuẩn chẩn đoán THA của Hội tăng huyết áp Việt Nam năm 2008. Loại trừ những bệnh nhân THA thứ phát.

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.

Kết quả: Tỷ lệ THA độ II và độ III chiếm 75,8%. Phân tích gộp cho thấy chỉ số QTd và bảng điểm Romhilt – Ester có giá trị tiên lượng phì đại thất trái (OR:3,6 và 3,53). Các chỉ số QT, QTc, QTd, QTcd ở nhóm không trũng HA dài hơn nhóm có trũng huyết áp (p<0,01). Có tương quan thuận mức độ vừa giữa HATT với LVMI (r = 0,33, p < 0,01). HATTr với LVMI (r=0,22, p < 0,01). Huyết áp 24 giờ với LVMI (r= 0,26, p < 0,01). Có tương quan thuận mức độ vừa giữa thời gian phát hiện THA với LVMI (r= 0,43, p < 0,01. Độ nhạy, độ đặc hiệu của chỉ số Cornell trong chẩn đoán phì đại thất trái là 60,9% và 86,7% (AUC =0,72), Cornell tích hợp là 57,5% và 88,9% (AUC = 0,80), Sokolow- Lyon là 61,8% và 86,7% (AUC = 0,76), Sokolow-Lyon tích hợp là 58,7% và 90,0% (AUC = 0,77), bảng điểm Romhilt-Ester là 56,0% và 99,2% (AUC = 0,84), QT là 43,6% và 83,4% (AUC = 0,69), QTc là 64,8% và 97,1% (AUC = 0,71), QTd là 47,1% và 97,8% (AUC = 0,83), QTcd là 47,1% và 97,9% (AUC = 0,81). Thang điểm Romhilt-Ester và QTd có giá trị cao trong chẩn đoán phì đại thất trái (hệ số YOUDEN cao). Khi kết hợp các chỉ số cho độ nhạy, độ đặc hiệu tối ưu là 75,5% và 96,3% với AUC = 0,745.

Kết luận: Điện tâm đồ vẫn là phương tiện đơn giản có giá trị trong chẩn đoán phì đại thất trái nhất là khi kết hợp các tiêu chuẩn chẩn đoán.

Từ khóaĐiện tâm đồ, siêu âm tim, phì đại thất trái, tăng huyết áp.

ABSTRACT

LEFT VENTRICULAR HYPERTROPHY IN HYPERTENSION

Duong Dinh Hoang1, Le Thi Bich Thuan1

Objectives: Survey the characteristics of arterial blood pressure monitoring (ABPM) indexes, electrocardiographic and echocardiographic criteria in evaluating the left ventricular mass in hypertensive patients. Explore the correlation between blood pressure readings, duration from identification of hypertension and left ventricular hypertrophy (LVH) and the value of electrocardiographic indexes in diagnosing LVH as comparing with those of echocardiography.

Subjects: 120 patients diagnosed primary hypertension according to the 2008 criteria of Vietnam Hypertension Association.

MethodCross-sectional study.

Results: The prevalence of hypertension of the 2nd and 3rd grade was 75.8%. The composite analysis revealed that QTd index and Romhilt-Ester score were worth prognosing LVH (OR: 3.6 and 3.53, respectively). The indexes QT, QTc, QTcd in non-dipping blood pressure (BP) group were longer than those of dipping BP group (p<0.01). There were moderately proportional correlation between Systolic BP and LVMI (r=0.33, p<0.01), diastolic BP and LVMI (r=0.22, p<0.01), mean BP reading through ABPM and  LVMI (r=0.26, p<0.01). There was moderately proportional correlation between timing from detecting hypertension with LVMI (r=0.43, p<0.01). The sensitivity, specificity in diagnosing LVH of Cornell index were 60.9%, 86.7% (AUC=0.72), integrated Cornell index were 57.5% and 88.9% (AUC=0.8), Sokolow-Lyon index were 61.8%, 86.7% (AUC=0.76), the integrated Sokolow-Lyon index were 58.7% and 90% (AUC=0.77), Romhilt-Ester score were 56% and 99.2% (AUC=0.84), QT interval were 43.6% and 83.4% (AUC=0.69), QTc interval were 64.8% and 97.1% (AUC=0.71), QTd interval were 47.1% and 97.8% (AUC=0.83), QTcd interval were 47.1% and 97.9% (AUC=0.81), respectively. Romhilt-Ester score and QTd interval were of high values in diagnosing LVH (high Youden index). The sensitiviy and specificity when combining indexes were 75.5% and 96.3%, AUC=0.745.

Conclusions: ECG remains simple but worthy means in diagnosing LVH, especially it is used in combination with other criteria.

Key wordsElectrocardiography, Echocardiography, LVH, Hypertension.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng huyết áp (THA) là bệnh tim mạch phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm [1],[3]. Tăng huyết áp kéo dài nếu không kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tình trạng quá tải về áp lực của tâm thất trái do tăng sức cản ngoại biên hậu quả sẽ dẫn đến phì đại thất trái (PĐTT) [2],[3],[12]. Phì đại thất trái làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tử vong ở bệnh nhân tăng huyết áp. Có nhiều phương pháp chẩn đoán PĐTT như điện tim, siêu âm tim, chụp buồng thất trái và MRI… trong đó siêu âm tim được coi là tiêu chuẩn vàng không xâm nhập để chẩn đoán PĐTT [3],[4],[8],[12]. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu biến chứng phì đại thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát” nhằm 2 mục tiêu sau:

1. Khảo sát đặc điểm các chỉ số huyết áp lưu động, các tiêu chuẩn điện tâm đồ và siêu âm tim đánh giá khối cơ thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp.

2. Tìm hiểu mối tương quan giữa mức huyết áp, thời gian phát hiện tăng huyết áp với phì đại thất trái và giá trị của các chỉ số điện tâm đồ trong chẩn đoán phì đại thất trái so với siêu âm tim.

Đối tượng nghiên cứu: Là những bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát đến khám, điều trị tại Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Trường đại học Y- Dược Huế và loại trừ những bệnh nhân THA thứ phát.

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Tiêu chuẩn chẩn đoán THA và phân độ theo WHO/ISH năm 2006, ESC/ESH 2008 và của Hội tăng huyết áp Việt Nam năm 2008 [3].

Bảng 1. Các ngưỡng HA áp dụng để chẩn đoán THA theo cách đo [3] 


Phân độ tăng huyết áp: Của Hội THA Việt nam 2008 [3]. Phân loại này dựa trên đo HA tại phòng khám. Nếu HATT và HATTr không cùng một phân loại thì chọn mức HA cao hơn để xếp loại.

Bảng 2. Phân độ tăng huyết áp theo Hội THA Việt nam 2008 [3]


Tiêu chuẩn phì đại thất trái trên điện tâm đồ: Sử dụng tiêu chuẩn Cornell, Cornell tích hợp (Cornell product), Sokolow-lyon, Sokolow-lyon tích hợp, bảng điểm Romhilt-Ester, và các chỉ số QT, QT hiệu chỉnh (QTc), độ phân tán QT (QTd), và độ phân tán QT hiệu chỉnh (QTcd) để nghiên cứu về phì đại thất trái.

- Chỉ số Sokolow – lyon: S ở V1 + R ở V5 hoặc V6 ≥ 35mm. Hoặc R (V5 hoặc V6) ≥ 25mm ở người có thành ngực dày và quá 30mm ở người có thành ngực mỏng.

- Chỉ số Skolow-lyon tích hợp (Sokolon-lyon product): Lấy chỉ số Sokolow - lyon x thời gian QRS. Gọi là phì đại thất trái khi ≥ 3710 mm.ms.

- Chỉ số Cornell -Voltage: S ở V3 + R ở aVL > 28mm ở nam và > 20mm ở nữ. - Chỉ số Cornell tích hợp (Cornell product): lấy chỉ số Cornell X thời gian QRS. Gọi là phì đại thất trái khi ≥ 2400mm.ms.

Bảng 3. Thang điểm Romhilt-Esters 


Nếu ≥ 5 chắc chắn có phì đại thất trái, nếu có 4 điểm nghi ngờ phì đại thất trái.

- Đo đoạn QT: QT bình thường 320-400 ms.

- Tính QTc (QT hiệu chỉnh) gọi là QTc dài khi > 440 ms.

- Độ phân tán QT (QTd): QTd = maxQT – minQT. Bình thường QTd <25 ms.

- Độ phân tán QT hiệu chỉnh (QTcd): Bình thường QTcd < 30 ms [4], [12].

Tiêu chuẩn phì đại thất trái trên siêu âm tim: Theo tiêu chuẩn của Hội siêu âm tim    Hoa Kỳ (ASE) đối với nam: LVMI ≥ 115 g/m2và nữ: LVMI ≥ 95 g/m2.

Bảng 4. Phân loại hình thái thất trái theo ASE 2005 [7], [8], [13]


- Tái cấu trúc đồng tâm: Tim có khối lượng thất trái bình thường nhưng tăng độ dày thành thất tương đối (RWT > 0,42).

- Phì đại đồng tâm: Biến đổi chủ yếu là tăng độ dày thành tim.

- Phì đại lệch tâm: Tăng đường kính trong thất trái và độ dày thành tim [7],[8],[13].

Đo huyết áp lưu động 24 giờ: Để đánh giá hiện tượng có trũng, không trũng huyết áp ban đêm (Dipper và Non-Dipper):

- Giảm HA ban đêm (Dipper): TBHATT và TBHATTr ban đêm giảm >10% so với trung bình HA ban ngày. Như vậy HA ban đêm càng thấp thì tỷ lệ Dipper càng cao và ngược lại. Bình thường HA ban đêm giảm hơn so với ban ngày từ 10-20%, nếu trên 20% gọi là quá trũng (Extreme) cũng không tốt cho người bệnh vì đó là hiện tượng tụt HA ban đêm.

- Không giảm HA ban đêm (non-dipper): Cả TBHATT và TBHATTr giảm ≤ 10% [3], [9], [10]. 

Xử lý số liệu: Bằng phần mềm MEDCALC và Excel 2010.

2. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Bảng 5. Phân bố tăng huyết áp theo tuổi và giới


Trong 120 bệnh nhân tăng huyết áp có 56 nam  và 64 nữ, độ tuổi chiếm tỷ cao nhất là >50 tuổi (75,3%), độ tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là <40 tuổi (7,7%). Nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới cũng tương đương với nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ nam và nữ và độ tuổi ở các bệnh nhân THA [2], [5], [6].

Bảng 6. Đặc điểm về chỉ số nhân trắc


Các chỉ số cân nặng, chiều cao, vòng bụng, BSA ở nam cao hơn ở nữ và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Theo Lý Huy Khanh và cs [1], béo phì theo BMI làm tăng nguy cơ THA 5,9 lần, BMI là yếu tố nguy cơ độc lập với THA. Với BMI=21,7 thì độ nhạy là 76% và độ đặc hiệu là 63%. Ở nữ, với BMI=21,7 thì độ nhạy là 78% và độ đặc hiệu là 66%. Béo phì theo vòng eo làm tăng nguy cơ THA 4,32 lần. Vòng eo là yếu tố nguy cơ độc lập với tăng huyết áp tâm thu. Với vòng eo =75,5 thì độ nhạy là 79% và độ đặc hiệu là 54%. Ở nữ, với vòng eo =75,5 thì độ nhạy là 79,6% và độ đặc hiệu là 57,5%. Ở nam, với vòng eo =87,5 thì độ nhạy là 39,7% và độ đặc hiệu là 84,5%.

Bảng 7. Phân độ giai đoạn tăng huyết áp 

 

Nhận xét: Số bệnh nhân THA mức độ II là 45,3 % và độ III chiếm 30,5%, chỉ có 19,8% số bệnh nhân THA mức độ I, tỷ lệ THA tâm thu đơn độc chiếm ít nhất 4,4 %. So sánh với nghiên cứu của Đào Duy An (2003) cho thấy tỷ  lệ THA       độ I, II, HA tâm thu    đơn  độc lần lượt là 26,38%; 22,925; và 23,1% [1]. Theo Đoàn Thị Ngọc Trâm (2008) tỷ lệ THA độ I, II, III lần lượt là 21,33%; 16%; 9,34% [2]. Nguyễn Thị Nam Phong (2009) tỷ lệ THA độ I, II, III, tăng HA tâm thu đơn độc lần lượt là 24,43%; 17,14%; 8,86% và 27,20% [6]. 

Bảng 8. Thời gian phát hiện tăng huyết áp ở các đối tượng nghiên cứu



Số bệnh nhân có thời gian phát hiện tăng huyết áp trên 1 năm chiếm chủ yếu (83,6%), số bệnh nhân mới phát hiện tăng huyết áp khá cao (16,4%). THA được xem là “kẻ giết người thầm lặng” vì đa số bệnh nhân không có dấu hiệu nào báo trước, nhiều bệnh nhân đã mắc bệnh nhiều năm trước đó nhưng không hề biết, chỉ đến khi có những biến chứng lên cơ quan đích mới nhập viện và phát hiện mình bị bệnh THA [1].

Bảng 9. Các chỉ số huyết áp đo được theo giới


Nhận xét: Không có sự khác biệt về các trị số huyết áp giữa nam và nữ trong nhóm nghiên cứu (p > 0,05).

Bảng 10. Holter HA 24 giờ ở 2 nhóm phì đại và không phì đại thất trái

 

Các chỉ số huyết áp ở nhóm có phì đại thất cao hơn nhóm không phì đại thất trái có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nghiên cứu Aly M Hegazy có sự gia tăng có ý nghĩa thống kê chỉ số HATT tối đa và chỉ số HA ban ngày ở nhóm THA có PĐTT so với nhóm không PĐTT [3].

Bảng 11. Các chỉ số điện tâm đồ ở nhóm phì đại và không phì đại thất trái

 

Các chỉ  số đánh giá điện tâm đồ ở nhóm PĐTT cao hơn có ý nghĩa so với nhóm  không          PĐTT (p< 0,001). Chỉ số QTd và bảng điểm Romhilt-Ester dương tính thì khả năng PĐTT rất cao              (OR = 3,6 và 3,53). Imuzi và cs nghiên cứu 153 bệnh nhân THA, Kết quả cho thấy các chỉ số điện tim ở nhóm PĐTT cao hơn nhóm không PĐTT và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Peter M. Okin và cs nghiên cứu 249 bệnh nhân tăng huyết áp cũng cho kết quả tương tự [12].

Bảng 12. QT, QTc, QTd, QTcd ở nhóm có trũng và không có trũng huyết áp


Các chỉ số QT, QTc, QTd, QTcd ở nhóm không trũng huyết áp cao hơn nhóm có trũng huyết áp có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Ichkhan và cs cho thấy có sự gia tăng QTd với PĐTT so với nhóm không có PĐTT. Hiroshi I và cs khi theo dõi huyết áp 24 giờ 62 bệnh nhân THA, tác giả thấy có mối liên hệ giữa QTd, chỉ số khối thất trái và nhịp ngày đêm của huyết áp [11].

Bảng 13. Tỷ lệ phì đại thất trái theo các chỉ số nghiên cứu

 

Nghiên cứu của Casale PN cs trên 543 bệnh nhân THA cho thấy tỷ lệ phì đại thất trái theo chỉ  số Sokolow – lyon là 9,8%    đối với nam, 5,7%    đối với nữ và tỷ  lệ chung là 7,5%. Chỉ  số Cornell 14,9% cho nam, 18,8% cho nữ và 17,3% chung cho cả 2 giới [6]. 

Bảng 14. Các chỉ số siêu âm tim ở nhóm có trũng và không có trũng huyết áp


Cuspidi và cs so sánh tần suất PĐTT ở 238 người có trũng so với 117 người không có trũng, kết luận cho thấy không có khác biệt chỉ số khối thất trái giữa 2 nhóm, nhưng tần suất PĐTT ở nhóm không có trũng cao hơn có ý nghĩa so với nhóm có trũng. Ardeleanu và cs nghiên cứu trên 121 bệnh nhân THA nguyên phát, thấy rằng các chỉ số siêu âm tim  ở nhóm không có trũng HA cao hơn so với nhóm có trũng HA, nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kürşat Tigen và cs nghiên cứu trên 55 bệnh nhân THA cũng nhận thấy các chỉ số chiều dày thành sau thất trái, chiều dày vách liên thất, khối lượng cơ thất trái, chỉ số khối cơ thất trái ở nhóm không có trũng HA cao hơn nhóm có trũng HA, (p<0,05) [5], [6], [10].

Bảng 15. Các chỉ số siêu âm tim ở nhóm THA có PĐTT và THA không PĐTT 


Nghiên cứu của Hồ Thúy Mai cũng cho thấy các chỉ số siêu âm tim để đánh giá PĐTT ở nhóm THA có PĐTT cao hơn hẳn nhóm THA không có PĐTT [2]. Ghanem Wisam  MA và cs nghiên cứu 496 bệnh nhân THA, cũng cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa, p<0,05) [7].

Bảng 16


Nguyễn Thị Thúy Hằng thì đã có sự biến đổi hình thái thất trái ngay ở giai đoạn  rất sớm của tăng huyết áp, đó là giai đoạn tiền tăng huyết áp [6]. Akintunde Adeseye và cs nghiên cứu sự tái cấu trúc thất trái ở bệnh nhân THA nhận thấy ở nhóm THA không PĐTT thì tái cấu trúc thất trái thường gặp nhất, còn ở nhóm THA có PĐTT thì kiểu phì đại đồng tâm chiếm đa số [12].

Bảng 17. Tương quan giữa HATB phòng khám và các chỉ số siêu âm thất trái


Có tương quan thuận mức độ vừa giữa mức huyết áp phòng khám tâm thu và các chỉ số thất trái trên siêu âm tim, tuy nhiên mức huyết áp phòng khám tâm trương có tương quan mức độ yếu với các chỉ số thất trái trên siêu âm tim, p<0,01. Nghiên cứu của Isaac WH và cs cho thấy có sự  tương quan thuận giữa mức HATT và HATTr với khối lượng cơ thất trái, (r= 0,39 và r=0,34, p<0,05). Nghiên cứu của Missault và cs lại cho thấy có sự tương quan yếu (r<0,3, p<0,05) [13].

Bảng 18. Tương quan giữa HATB 24 giờ và các chỉ số siêu âm thất trái

 

Manica Giuseppe và cs cho rằng các trị số Holter HA 24 giờ có liên quan chặt chẽ với tổn thương các cơ quan đích như PĐTT, chức năng thất trái. Các tác giả nhấn mạnh rằng trị số HA của Holter HA 24 giờ chứ không phải trị  số HAPK có liên quan chặt chẽ  với sự hiện diện các tổn thương cơ quan đích [6], [10]. 

Bảng 19. Tương quan giữa thời gian phát hiện THA và chỉ số siêu âm thất trái


Emilio Nardi và cộng sự [10] nghiên cứu trên 440 bệnh nhân thấy thời gian mắc bệnh của nhóm THA có PĐTT là 130,66 ± 83,66 tháng, trong khi của nhóm THA không PĐTT chỉ là 45,84 ± 63,47 tháng, (p<0,01). Cũng theo các tác giả này thời gian mắc THA có giá trị cao trong dự báo PĐTT với AUC = 0,878 (P<0,0001), và nếu điểm cắt thời gian THA > 66 tháng có độ nhạy là 89,74% và độ đặc hiệu là 80,5% trong chẩn đoán PĐTT.

Bảng 20. Độ nhạy, độ đặc hiệu của các chỉ số điện tâm đồ



Bảng 21. Bảng điểm tổng hợp phối hợp nhiều tiêu chuẩn điện tâm đồ để chẩn đoán phì đại thất trái


Bảng 22. Chỉ số YOUDEN để đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu của các chỉ số


Daniel Pawsner và cs [12] đã phân tích gộp 21 nghiên cứu trên 5.608 bệnh nhân nhận thấy các chỉ số điện tâm đồ đều có độ nhạy thấp nhưng có độ đặc hiệu khá cao.

Về độ đặc hiệu theo giới, Gasperin và cs cho thấy chỉ số Cornell đặc hiệu hơn cho giới nữ. Khaled alfakih cũng nhận thấy độ nhạy và độ đặc hiệu của chỉ số Cornell và Sokolow – Lyon tích hợp khác nhau có ý nghĩa thống kê ở hai giới.

Đa số đều thống nhất khi phối hợp nhiều tiêu chuẩn điện tâm đồ để chẩn đoán PĐTT thì sẽ có giá trị hơn so với việc chỉ sử dụng một tiêu chuẩn đơn độc. 

2. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu biến chứng phì đại thất trái ở 120 bệnh nhân tăng huyết áp chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

2.1. Đặc điểm về chỉ số huyết áp, các tiêu chuẩn điện tâm đồ và chỉ số siêu âm tim đánh giá khối cơ thất trái

- Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp độ II và độ III chiếm 75,8% và có 83,6% số bệnh nhân có thời gian phát hiện tăng huyết áp trên 1 năm.

- Các chỉ số huyết áp theo dõi bằng huyết áp lưu động 24 giờ ở nhóm tăng huyết áp có phì đại thất trái cao hơn có ý nghĩa so với nhóm tăng huyết áp không phì đại thất trái (p<0,05).

- Các chỉ số điện tâm đồ ở nhóm tăng huyết áp có phì đại thất trái cao hơn nhóm tăng huyết áp không có phì đại thất trái (p<0,001). Phân tích gộp cho thấy chỉ số QTd và bảng điểm Romhilt – Ester có giá trị đánh giá nguy cơ phì đại thất trái (OR = 3,6 và 3,53).

- Các chỉ số QT, QTc, QTd, QTcd ở nhóm không có trũng dài hơn so với nhóm có trũng huyết áp (p<0,01).

- Các chỉ số độ dày vách liên thất tâm trương, độ dày thành sau thất trái tâm trương, khối lượng cơ và chỉ số khối cơ thất trái ở nhóm không có trũng huyết áp cao hơn nhóm không có trũng (p<0,05). Nhưng đường kính thất trái cuối tâm trương giữa hai nhóm không có sự khác biệt (p>0,05).

- Các chỉ số siêu âm tim đánh giá khối sơ thất trái ở nhóm tăng huyết áp có phì đại thất trái cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không phì đại thất trái (p<0,01). Trong nhóm có phì đại thất trái thì phì đại đồng tâm chiếm tỷ lệ cao hơn so với phì đại không đồng tâm (20,8% so với 13,3%).

2.2. Tương quan giữa mức huyết áp, thời gian phát hiện tăng huyết áp với phì đại thất trái và giá trị của điện tâm đồ trong chẩn đoán phì đại thất trái

- Có tương quan thuận mức độ vừa giữa trị số huyết áp phòng khám tâm thu với các chỉ số khối cơ thất trái trên siêu âm tim (r từ 0,32-0,34, p< 0,01), trị  số huyết áp phòng khám tâm trương có sự tương quan yếu hơn (r từ 0,21-0,26, p<0,01).

- Có tương quan thuận mức độ vừa giữa mức huyết áp theo dõi 24 giờ với các chỉ số đánh giá khối cơ thất trái trên siêu âm tim (r từ 0,26- 0,45, p<0,01).

- Có tương quan thuận mức độ vừa giữa thời gian phát hiện tăng huyết áp với các chỉ số đánh giá khối cơ thất trái trên siêu âm tim (r từ 0,41-0,47, p<0,01).

- Độ nhạy, độ đặc hiệu của chỉ số Cornell trong chẩn đoán phì đại thất trái là 60,9% và 86,7% (AUC =0,72), Cornell tích hợp là 57,5% và 88,9% (AUC = 0,80), Sokolow – Lyon là 61,8% và 86,7% (AUC = 0,76), Sokolow – Lyon tích hợp là 58,7% và 90,0% (AUC = 0,77), bảng điểm Romhilt – Ester là 56,0% và 99,2% (AUC = 0,84), QT là 43,6% và 83,4% (AUC = 0,69), QTc là 64,8% và 97,1% (AUC = 0,71), QTd là 47,1% và 97,8% (AUC = 0,83), QTcd là 47,1% và 97,9% (AUC = 0,81). Trong các chỉ số trên thì bảng điểm Romhilt – Ester và QTd có giá trị cao trong chẩn đoán phì đại thất trái (hệ số YOUDEN cao).

- Bảng điểm tổng hợp của chúng tôi có điểm cắt 2 điểm cho độ nhạy, độ đặc hiệu tối ưu là 75,5% và 96,3% với AUC = 0,745.