Canh rùa điền thất trị bệnh mạch vành
Rùa 1 con (khoảng 250g), thịt gà 100g, điền thất 3g, gừng tươi 4 lát. Rùa giết mổ, bỏ nội tạng, trụng qua nước sôi; thịt gà rửa sạch thái lát, trụng qua nước sôi, sử dụng sau. Rùa, thịt gà, điền thất, gừng lát cùng cho vào thố, thêm nước vừa đủ, đậy nắp kín, tiềm cách thủy cho sôi, chuyển lửa nhỏ tiềm 2 giờ, nêm nếm gia vị. Chia 2 lần dùng hết.
Trị bệnh mạch vành
Gừng tươi 100g, dưa leo 100g, đầu hành 2 - 3 cọng. Gừng tươi, đầu hành sắc nước 15 phút, lấy nước hãm với dưa leo. Dùng canh ăn dưa leo, ngày 1 lần.
Nghiệm phương trị đau thắt ngực
Bột tam thất 0,45g (có bán tại tiệm thuốc Bắc). Uống ngày 3 lần. Không chỉ trị đau thắt ngực hiệu quả tốt, cũng có ích đối với giảm huyết áp, giảm mỡ và làm chậm nhịp tim. Tam thất có tác dụng dược lý làm giãn động mạch vành, tăng lưu lượng máu động mạch vành và giảm tiêu hao lượng oxy của cơ tim. Điều này rất phù hợp với phép “thông mạch hành ứ” của Đông y.
Quả hồng phòng bệnh tim mạch hiệu quả
Chuyên gia cho biết quả hồng chứa nhiều xơ, chất khoáng và cacbonat, đây là những yếu tố dự phòng xơ cứng động mạch. Hằng ngày dùng 1 quả hồng, khoảng 100g, đủ để dự phòng xơ cứng động mạch - nguyên nhân chính gây bệnh tim mạch và đột quỵ.
Phương thuốc trị tăng huyết áp
Cúc hoa 50g, ngân hoa 50g (người váng đầu thấy rõ thêm tang diệp 20g, người xơ cứng động mạch, cholesterol cao thêm sơn tra 20 - 40g). Các vị thuốc trộn đều chia thành 4 phần. Mỗi phần dùng hãm với nước sôi 15 phút, dùng uống thay trà, hãm 2 lần, rồi thay thuốc khác. Thường sau 1 tuần triệu chứng đau đầu, choáng váng, mất ngủ bắt đầu giảm nhẹ, huyết áp giảm.
Nấm ăn giúp giảm huyết áp
- Tất cả nấm ăn đều có công hiệu giảm huyết áp, cũng như phòng chống ung thư
Hầu như tất cả nấm ăn, bao gồm nấm hương, nấm rơm, nấm kim châm, nấm mèo… đều có công hiệu giảm huyết áp, cũng như có tác dụng phòng chống ung thư. Thường gặp nấm hương đối với bệnh tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, mất ngủ, dị ứng… có hiệu quả không kém. Do tăng huyết áp chỉ có thể khống chế nhưng không chữa hết hẳn, cho nên, người mắc bệnh thường ngày nên dùng nhiều một số thức ăn chứa nhiều kali như: chuối, nấm, nho khô, khoai tây, táo…
Canh sườn râu bắp lợi mật, giảm huyết áp
Cùi bắp 400g, củ cải 200g, thịt sườn 200g. Cùi bắp, củ cải cắt khúc. Thịt sườn, cùi bắp, củ cải cùng tiềm 40 phút. Cùi bắp vị ngọt tính bình, có tác dụng điều trung khai vị, giảm mỡ, lợi tiểu, lợi mật, giảm huyết áp. Củ cải vị ngọt, tính cay, hơi mát, có tác dụng thuận khí lợi tiểu, trị ho tan đàm, tiêu thực kiện tỳ, thanh nhiệt giải độc.
Dây dưa leo trị tăng huyết áp
- Dây dưa leo trị tăng huyết áp
Dây dưa leo tươi 60g, (khô 30g), thêm nước 600 ml, sắc còn 300ml, chia 3 lần, hoặc đổ vào ấm, dùng uống thay trà, ngày 1 thang.
Trứng ngỗng giảm huyết áp
Người bệnh tăng huyết áp, dùng trứng ngỗng 7 quả, trên đầu nhọn khoét một lỗ nhỏ, mỗi trứng nhét vào hoa tiêu 7 hột, dùng giấy dán kín, để ngừa lòng trắng trứng tràn ra, cho vào lò hấp chín. Hằng ngày ăn 1 quả trứng, 1 tuần là một liệu trình, sau khi ăn huyết áp giảm xuống thấy rõ.
Món trà mùa hè của người bệnh tăng huyết áp
Trà lá sen: dùng lá sen tươi rửa sạch, cắt nhuyễn, sắc nước vừa đủ, để nguội dùng uống thay trà. Trà tim sen: dùng tim sen 12g, hãm với nước sôi dùng uống thay trà, ngoài giảm huyết áp ra, còn giúp thanh nhiệt, an thần, cường tim. Trà râu bắp: râu bắp có tác dụng giảm huyết áp rất tốt, đồng thời có công hiệu lợi tiểu, cầm máu, giải khát và kiện vị.
Tự chế trà thuốc giảm huyết áp
Trà hoa - sơn tra: sơn tra 15g, ngân hoa 15g, cúc hoa 15g, hãm với nước sôi dùng uống thay trà, ngày 1 thang. Thích hợp dùng cho tăng huyết áp kèm cao mỡ máu. Trà đỗ trọng: lá đỗ trọng 200g, trà xanh 200g, tán nhuyễn bọc trong túi giấy lọc, mỗi gói 10g, hằng ngày hãm uống 1 gói. Thích hợp dùng cho người bệnh tăng huyết áp kèm lưng gối mỏi đau. Trà hạ khô thảo giảm áp: hạ khô thảo 10g, câu kỷ tử 6g, hãm với nước sôi dùng uống thay trà, ngày 1 thang. Thích hợp dùng cho người bệnh tăng huyết áp bị váng đầu, hoa mắt.
Trà lá hồng giảm huyết áp, giảm mỡ
Vào tháng 7 thu hái lá hồng, sau rửa sạch trụng nước sôi khoảng 10 phút, vớt ra để phơi râm hoặc cho vào nồi rang khô bằng lửa riu, khi dùng thêm trà vừa đủ. Dùng uống thường xuyên, có hiệu quả nhất định đối với tăng huyết áp, mỡ máu cao.
Cháo bột bắp giảm mỡ, giảm huyết áp
Bột bắp 50g, gạo 100g. Bột bắp cho vào chén, thêm nước đun nguội khuấy sệt sử dụng sau. Gạo vo sạch, cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, sau khi đun sôi bằng lửa to, chuyển lửa nhỏ ninh đến gần chín, thêm vào hồ bột bắp, vừa thêm vừa khuấy, cho đến khi cháo nhừ. Ngày 2 lần, dùng ăn sáng và chiều.
Linh chi trị chứng cao mỡ máu
Nấm linh chi (khô) 10g, thêm 400ml nước, sắc 15 phút bằng lửa nhỏ, sắc 300 ml nước, dùng uống thay trà, ngày 1 thang, dùng liền 1 - 2 tháng, giảm mỡ máu, không tác dụng phụ.
Bồ hoàng sống trị chứng tăng huyết áp
Bồ hoàng vị ngọt tính bình, có tác dụng hoạt huyết khu ứ, ức chế chất béo tích tụ trong lồng mạch, trì hoãn tiến trình xơ vữa động mạch một cách hiệu quả. Cách làm: hằng ngày dùng bồ hoàng tươi 10g bọc trong túi vải để sắc. Hoặc dùng 2 - 3g uống với nước đun; hoặc dùng kèm với mì, bột mì, ngày 3 lần. Người âm hư kiêng dùng.
Lá sen giảm mỡ, giảm béo
- Dùng lá sen hằng ngày sắc uống, cân nặng giảm xuống thấy rõ, cũng như tác dụng giảm mỡ máu thấy rõ
Lá sen, vị ngọt, chát, tính bình, là thuốc thanh thử (chống say nắng) rất tốt. Dùng lá sen hằng ngày sắc uống hoặc ninh cháo, sau 3 tháng, cân nặng giảm xuống thấy rõ, cũng như tác dụng giảm mỡ máu thấy rõ.
Món ăn bài thuốc cho bệnh mạch máu tim - não
Đổ 0,5kg dầu đậu vào chảo rán chín đậu phộng với ra, lại cho vào đại táo 0,5 kg rán qua, vớt ra, bột đậu 0,5kg, bột mì 0,5kg cùng cho vào chảo rang chín, sau đó dùng đậu phộng 250g, mè 250g, quả óc chó 250g, sơn tra 250g tán nhuyễn cùng đường trắng (hoặc mật ong), bột mì, bột đậu trộn đều. Hằng ngày dùng 100 - 250g. Có công hiệu đối với người cao tuổi tăng cường trí nhớ, chống lão hóa, phòng ngừa xơ cứng động mạch, nhũn não, bệnh mạch vành, lú lẫn người cao tuổi…
Thường dùng trà đỏ dự phòng trúng phong
Trà đỏ có chứa thành phần ngăn ngừa cholesterol tích tụ trong lòng mạch, gần đây, các nhà khoa học thuộc Trường đại học Boston (Mỹ) lại khám phá rằng, trà đỏ giúp cải thiện trạng thái trong lòng mạch, theo đó giảm hình thành huyết khối và tăng chứng viêm lòng mạch. Họ phát hiện người bệnh nếu hằng ngày uống 4 tách trà đỏ, tế bào trong lồng mạch sẽ có chuyển biến tốt, việc hình thành huyết khối và tăng chứng viêm lồng mạch cũng giảm đi một cách tương ứng. Nhà khoa học nhận định trà đỏ không chỉ tác dụng tốt với lòng mạch, mà còn giúp dự phòng nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Nguồn Sức khỏe & đời sống